Thứ sáu, 26/04/2024 Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Công ty TNHH Một thành viên Bắc Thủy lợi Hà Tĩnh

LIÊN KẾT WEBSITE

LƯỢT NGƯỜI TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2433

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 126545

Giới thiệu chung về Công ty

Thứ hai - 26/10/2015 22:44
Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh tiền thân là xí nghiệp Thủy nông Linh Cảm, qua nhiều lần chia tách, sát nhập, đầu tư phát triển và sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu. Nay được thành lập theo Quyết định số 2583/QĐ-UBND ngày 05/9/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở hợp nhất các Công ty TNHH một thành viên thủy lợi: Linh Cảm, Can Lộc, Hồng Lam, Hương Sơn.
CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC HÀ TĨNH,
TIỀN THÂN LÀ CÔNG TY QLKT CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LINH CẢM

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
 
                                                                                   Trần Quốc Hựng
                                                                             Chủ tịch HĐTV, Giám đốc Công ty
 
Khi nhắc tới những cánh đồng lúa bội thu ở huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh không ai có thể phủ định rằng 4 khâu cơ bản của nghề nông “ Nhất nước, nhì phân  , tam cần , tứ giống”. Nước là yếu tố hàng đầu để nuôi đất, nuôi cây, tạo nên một nền văn minh lúa nước thưở xa xưa. Mảnh đất Hà Tĩnh là mảnh đất ngàn đời khắc nghiệt thiên tai, cha ông đó quần quật chống lũ rồi chống hạn. Từ vắt đất ra nước thay trời làm mưa và đi xa hơn xây hồ đắp đập làm trạm bơm tạo nên những hệ thống thủy lợi để xóa đi đói nghèo, cho cây lúa sinh sôi và phát triển. Nhận thức ấy đó sớm trở thành hiện thực, khi ý đảng hợp với lòng dân, khi đường lối đề ra phù hợp với quy luật vận động khách quan.
Ngày 26 tháng 3 năm 1963, Trạm bơm Linh Cảm cùng hệ thống công trình trên kênh được chính thức khởi công xây dựng trong khí thế miền Bắc hồ hởi đẩy mạnh phong trào hợp tác xã nông nghiệp. Sự thành công của công trình thủy nông Linh Cảm là một chứng tích hùng hồn của sức mạnh tổng hợp, của tinh thần cần cù sáng tạo, của tình nghĩa hữu nghị Việt Xô mà chúng ta không bao giờ quên ơn
Kỷ niệm 50 năm ngày xây dựng công trình hệ thống thủy nông Linh Cảm là một dịp chúng ta vừa vinh danh quá khứ, vừa xốc lờn vai mỡnh một hành trang mới để hòa cùng dòng chảy thời đại  tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường  công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của Đảng đề ra.
I. Giai đoạn vừa xây dựng vừa quản lý khai thác trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1963-1975):
Công trình đại thủy nông Linh Cảm một công trình lớn nhất của khu vực miền Trung thời điểm ấy. Ban chỉ huy công trình được thành lập chỉ có 8 người. Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Thủy lợi đó cử đồng chí Trần Quang Đạt, Trưởng Ty Thủy lợi Hà Tĩnh làm Trưởng Ban danh dự. Nhát cuốc đầu tiên được bổ xuống để khởi công tại K7 Kênh chính (thuộc xó Đức Lập).
 Nhiệm vụ thiết kế xây dựng trạm bơm Linh Cảm do Phó Thủ tướng Phạm Hùng ký giao cho Bộ Thủy lợi, UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện. Công trình được xây dựng với một khối lượng công việc rất lớn:
- Đất đào đắp 3.500.000 m3.
- Đá xây lát 14.000 m3.
- Bê tông các loại: 18.000 m3.
Bên cạnh đó là việc xây dựng: hệ thống đường dây điện cao thế 35 KV từ nhà máy điện Vinh Nghệ An - Linh Cảm; 6 máy bơm trục đứng 04-87 của Liên Xô 60.000.000 m3/h (loại máy bơm này cả miền Bắc), hồi bấy giờ chỉ cú hai trạm: Trịnh Xá (Bắc Ninh) và Linh Cảm (Đức Thọ). Lần đầu tiên có trạm biến thế 1800 KW và điện về Hà Tĩnh.
Tổng vốn đầu tư là 8.800.000đ (mệnh giỏ hồi bấy giờ).  Công trình sau khi hoàn thành phải đảm bảo tưới cho 20.559 ha lúa của 3 huyện: Đức Thọ (6.834 ha); Can Lộc (12.846 ha); Nghi Xuân (879 ha).
Để sử dụng hiệu quả lượng kinh phí lớn mà Chính phủ giao cho Hà Tĩnh, Ban chỉ huy công trường được Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh Quyết định cử đồng chí Đinh Sỹ Nam, Tỉnh ủy viên thôi giữ chức Bí thư Huyện ủy Đức Thọ sang làm Trưởng ban công trường xây dựng trạm bơm Linh Cảm. Các đồng chí Trần Như Lục và Phạm Văn Lục, làm Phó ban chỉ huy công trường cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật của tỉnh bổ sung. Về lực lượng thi công chính là Trung đoàn 164 do đồng chí Nguyễn Cư, Trung đoàn trưởng của Quân khu 4 được Bộ Quốc phũng điều động tới để thi công ở những nơi phức tạp khó khăn như đồi đá Đức An, Nga Lộc. Một lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao do Bộ cử vào trực tiếp thi công ngay trạm bơm Đầu Mối và dân công các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà,  mỗi huyện thành lập một tiểu ban công trường trực thuộc BCH công trường trạm bơm Linh Cảm. Máy ủi, máy đào của bộ đội, quang gánh, xe cút kít  rầm rập thi công cả 3 ca trong ngày. Trên công trường lúc nào cũng có gần 20.000 người tham gia thi công.
 Vào mùa Xuân năm 1964, trong lúc công trường đang rộn rã thi công thì một vinh dự đến: Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng vào thăm, động viên và giao nhiệm vụ để trạm bơm sớm vận hành với phương châm: “vừa xây dựng vừa phục vụ”. Hoàn thành đến đâu phục vụ đến đó. Cả tỉnh, cả công trường đó thi đua thực hiện trọng trách lời căn dặn của Thủ tướng. Ngày 20 tháng 7 năm 1964, trạm bơm vận hành được 2 máy. Ban quản trị nông Giang Linh Cảm do Ủy ban Hành chính tỉnh thành lập để lo công tác tưới. Đồng chí Phan Doón Hữu, Thường vụ huyện ủy Đức Thọ được cử làm Trưởng ban, cùng các cán bộ, công nhân: Ngô Đức Năm, Thái Văn Diên, Dương Trí Thìn, Vừ Văn Tý, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Quý Thiệu, Nguyễn Xuân Tũng v.v…, làm nhiệm vụ quản lý tưới. Dũng nước sông La lần đầu tiên trong lịch sử Hà Tĩnh đó được máy bơm Linh Cảm chuyển về tưới mát cho các xó: Tựng Ảnh, Đức Long, Đức Lập, Đức Lâm, Đức Dũng, Nga Lộc v.v… Ước mơ ấp ủ từ ngàn đời nay của người nông dân trên những đồng đất khát đó thành hiện thực.
Dũng nước mát gắn chặt thêm mối quan hệ công nông và khắc đậm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Công trình đang thi công vừa tưới được 15 ngày thỡ giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, bắn phá kho dầu Bến Thủy. Nhiệm vụ lúc này của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là: “Vừa chiến đấu vừa xây dựng”.
Một đơn vị pháo cao xạ được Bộ Quốc phòng điều về Linh Cảm để bảo vệ bến phà, làm nhiệm vụ giao thông hàng hóa trong Nam ngoài Bắc và bảo vệ trạm bơm Linh Cảm. Bom đạn dày đặc không ngớt nhưng tường bê tông tầng bơm ngày một xây cao, cống tiêu số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7,8, 9, 10, 11,12 tiếp tục hoàn thiện.
Nhiều cán bộ của BCH công trường đang làm nhiệm vụ thi công đó anh dũng hy sinh. Đó là đồng chí Liệu (Nga Lộc), đồng chí Khoách (Đại Lộc), đồng chí Hiệp (Sơn Long), đồng chí Dực (Sơn Tân), đồng chí Phùng (Nghi Xuõn), đồng chí Mạnh, Thường vụ Tỉnh đoàn làm Bí thư đoàn công trường...
Đạn bom của giặc Mỹ trong những năm tháng chiến tranh không làm khuất phục được cán bộ, chiến sỹ, dân công trên công trường. Nhịp điệu công trường vẫn rộn ró, dũng nước mát lành ngày một lan xa, kéo dài về Vượng Lộc, vượt qua đồi đá Nhân Lộc, Đồng Lộc, Sơn Lộc. Tủ phân phối điện được đưa vào trong hầm bê tông cốt thép. Máy bơm và động cơ khi chạy xong tháo đi sơ tán ở Đức Hũa, Tựng Ảnh, Nga Lộc, khi nào cú nhu cầu nước lại đưa lắp lại để vận hành đề phũng mỏy bay Mỹ đánh hỏng. Tuy vậy, trạm bơm vẫn bị rốc- két Mỹ bắn xuyên trần nhà máy đâm thủng động cơ máy số 5 khi đang vận hành. Trần nhà lập tức được công trường sửa chữa, động cơ máy 5 được công nhân vận hành phục hồi để máy đảm bảo chạy được. Kênh, công trình trên kênh ngày một hoàn thiện, diện tớch tưới ngày được mở rộng. Cụ thể:
Năm 1964 tưới được 900 ha
Năm 1966 tưới được 4601 ha
Năm 1967 tưới được 8542 ha
Năm 1968 tưới được 1363 ha
Năm 1969 tưới được 7849 ha
Sau khi giặc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, cán bộ, nhân dân vùng hưởng lợi trạm bơm Linh Cảm lại phải khắc phục hậu quả nặng nề do đế quốc Mỹ gây ra.
+ Đất đào đắp :  289.353m3
+ Đá xây lát: 4.186m3
+ Bờ tụng cỏc loại: 1.459m3
+ Gỗ:  2.000m3
+ Vốn: 2.173.493đ (mệnh giỏ hồi bấy giờ).
Do yờu cầu quản lý tưới, đáp ứng yêu cầu sản xuất, Uỷ ban Hành chính tỉnh Hà Tĩnh đó thành lập Công ty quản lý thủy nông Linh Cảm thay cho Ban quản trị nông giang Linh Cảm.
Xét đề nghị của Uỷ ban hành chính Hà Tĩnh, Bộ Thủy lợi cắt khu tưới Nghi Xuân trong nhiệm vụ trạm bơm Linh Cảm đảm nhận để kéo dài kênh chính tưới cho huyện Thạch Hà.
Vừa khắc phục hậu quả của chiến tranh phỏ hoại giặc Mỹ vừa tu sửa nâng cấp, kéo dài kênh tưới CO, C2, C6, C8, kênh chính Linh Cảm vượt cầu Sông, cầu Là (Thạch Hà) vượt qua quốc lộ 1A về tới Thạch Thượng, Thạch Hà. Chiều cao cột nước ở cây số 39 (xó Thạch Thượng) đó đạt 08m. Diện tích tưới của Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà được mở rộng với:
+ 11 kênh tưới cấp 1
+ 58 kênh vượt cấp trên
Kênh chính với khối lượng và kinh phí thực hiện:
+ Đất đào đắp :  2.261 m3
+ Đá xây lát: 4.186 m3
+ Bê tông các loại: 15.612 m3
+ Gỗ:   8.896 m3
+ Vốn: 7.121.500đ
Để mở rộng khu tưới của trạm bơm Linh Cảm và hồ chứa nước Bỡnh Hà, đến năm 1972 các hồ chứa nước Vực Trống 12 triệu m3 nước, Cu Lây, Trường Lóo 12 triệu m3 nước; Trạm bơm điện Đức Thuận, Thuận Lộc, Đức Hũa được Bộ Thủy lợi đồng ý cho xây tiếp để tăng diện tích, hệ thống tưới thủy nông Linh Cảm.
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, hệ thống thủy nông Linh Cảm được tiếp tục ổn định và tiếp tục hoàn thiện từng bước, phát huy khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
II. Giai đoạn miền Nam hoàn toàn giải phóng tiếp tục hoàn chỉnh thủy nông và thực hiện tưới trong thời kỳ bao cấp (1976- 1989)
Giai đoạn này nhu cầu tưới ngày càng được đáp ứng tốt hơn với các trạm bơm Lam Hồng, Đức Trường, Đức Thịnh, Đức Phúc v.v… và diện tích tưới được tiếp tục mở rộng.
Thực hiện Nghị quyết 115 CP của Chính phủ, việc thực hiện cụng tỏc hoàn chỉnh thủy nông, các công trình kênh mương được tiếp tục bổ sung xây dựng theo chiều sâu. Hiệu quả kinh tế các công trình được phát huy ngay sau hoàn thành. Khối lượng kinh phí hoàn chỉnh thủy nông được Bộ Thủy lợi phê duyệt hệ thống thủy nông Linh Cảm phải thực hiện là:
+ Đất đào đắp: 2182.191 m3
+ Đá xây lát: 11.503 m3
+ Bờ tống cỏc loại: 3.679 m3
+ Vốn: 9.990.000đ (mệnh giỏ hồi bấy giờ)
+ Đê khép kín khu tưới: 17.233 ha
Trong đó:
Huyện Đức Thọ: 4605 ha
Huyện Can Lộc: 10.028 ha
Huyện Thạch Hà: 2.600 ha
Để thực hiện tốt công tác HCTN, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh có Chỉ thị giao cho các ban ngành, các cấp thực hiện tốt Nghị quyết 115 CP của Chính phủ. Kênh cấp 1 được nâng cao, kéo dài, kênh cấp dưới được bổ sung mở rộng với 1600 cống vào các khoảng đó xây dựng cấp nước tưới vùng nhỏ. Chỉ tính riêng hệ thống trạm bơm Linh Cảm, hết năm 1982, đó thực hiện một khối lượng lớn:
+ Đất đào đắp: 4.803.393 m3
+ Đá xây lát: 27.115 m3
+ Bê tông các loại: 12.575 m3
+ Vốn: 17.111.500 đ
Nhiệm vụ quản lý thủy nông được UBND tỉnh giao cho Công ty thủy nông Linh Cảm ngày một mở rộng. Công ty có nhiệm vụ tưới cho cả 6 huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Nghi Xuân, Nam Đàn. Diện tích ngày càng tăng.
 
Năm Diện tích tưới
1964
1965
1966
1967
1968
 
1969
1970
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
900
2.002
4.601
8.542
2.368
(Chiến tranh ỏc liệt)
7.849
8.215
9.443
7.861
10.879
12.522
13.385
13.249
14.234
15.249
24.454
23.145
23.600
 
Lượng điện đến thời điểm đó đó tiờu thụ hết 25.116.050 KW.
Nhờ có nước tưới chủ động, điện tưới Nhà nước cấp thẳng theo thực tế bơm công trình đó hoàn chỉnh, nhờ vậy mà biện pháp thâm canh tổng hợp được phát huy, nhân rộng. Khi chưa có công trình đại thủy nông Linh Cảm năng suất cây lúa chỉ đạt 22,5 tạ/ha/năm. Nếu hạn hán nặng thì năng suất chỉ đạt 30 kg/sào/ vụ hoặc mất trắng. Vậy mà nhờ Thủy lợi Linh Cảm, đến thời điểm năm 1981, 1982 năng suất đó đạt 115 kg/sào/vụ (4,6 tấn/ ha/ năm). Các cánh đồng lúa Đức Thọ, Can Lộc ngày một nhân ra phủ kín hoang hóa và hố bom giặc Mỹ trong những năm chiến tranh phá hoại.
Hiệu quả của thủy nông Linh Cảm không dừng lại ở đó. Nhờ có nước mà sáng kiến bắc dày, xúc mạ non để cấy cùng với tưới tiêu khoa học được áp dụng. Công thức: “Nông, lộ, phơi” được thực hiện tại HTX Tùng Phong xó Tựng Ảnh năm 1979 được UBND tỉnh Nghệ Tĩnh công nhận là một biện pháp hữu hiệu kết hợp các biện pháp sinh học để có năng suất 5 – 6 tấn/ ha/ năm. Biện pháp này đó được nhân rộng ở các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Can Lộc v,v… của tỉnh Nghệ Tĩnh từ năm 1979 và các năm tiếp theo.
Kết quả đó là sự phấn đấu trí tuệ của sự lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của CBCNV Cụng ty thủy nụng Linh Cảm hồi bấy giờ để thực hiện mục tiêu 21 triệu tấn lương thực mà Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ 4 đề ra và mục tiêu 1,2 triệu tấn lương thực của Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh.
Công tác tưới đang được phát huy với sự thống nhất và đồng bộ toàn hệ thống rồi được phân cấp cho các xí nghiệp huyện từ năm 1986. Thiếu sự điều hành đồng bộ, thêm vào đó là cơ chế quan liêu bao cấp đó tạo nên những hạn chế trong hoạt động của Công ty. Điện nước cấp vô giá, hiệu quả kinh tế ít được quan tâm, nhận thức về quản lý thủy nông ở các ngành, các cấp chưa đầy đủ, công trình kênh mương ngày một xuống cấp, không đủ để bù đắp hư hỏng. Máy bơm Linh Cảm cũ kỹ, lạc hậu, tiêu phí năng lượng. Trước tình hình đó, vấn đề khắc phục các hạn chế trên để có một hệ thống thủy nông đồng bộ, đáp ứng yêu cầu mới là cần thiết và bức bách.
III. Giai đoạn Đổi mới công nghệ, nâng cấp cải tạo hệ thống, thực hiện dự án WB (Ngân hàng thế giới) trong cơ chế thị trường (1990-2013)
Từ thực tế máy bơm Linh Cảm đó vận hành khỏ lâu, công trình xuống cấp, Bộ Thủy lợi đó quyết định mời các chuyên gia thủy lợi Liên Xô đánh giá lại đầu mối trạm bơm Linh Cảm và hệ thống kênh, công trỡnh trờn kờnh để thay thế máy bơm và nâng cấp cải tạo hệ thống. Vào thời điểm này, Nghị quyết đại hội 6 TW đề ra: Xóa bỏ bao cấp, kinh tế Nhà nước nhiều thành phần. Công tác nghiên cứu đang dang dở thì Liên bang Xô Viết tan ró, việc cải tạo trạm bơm Linh Cảm không được thực hiện. Tuy vậy việc thay thế máy bơm, động cơ cũ là tất yếu khách quan về kỹ thuật. Vỡ lẽ đó, Bộ Thủy lợi, Chính phủ đó cho Ngân hàng thế giới (WB) thực hiện nghiên cứu, cải tạo hệ thống thủy nông Linh Cảm. Cùng với dự án khả thi được WB nghiên cứu, tỉnh Hà Tĩnh được chia tách từ tỉnh Nghệ Tĩnh, các xí nghiệp thủy lợi Đức Thọ, Can Lộc được nhập trở lại Công ty QLKTCTTL Linh Cảm, hồ chứa nước Vực Trống được làm tràn, kênh và các công trình trên kênh, hồ chứa nước Cu Lây đập tràn được cải tạo và xây lại, kênh chính hồ Cu Lây được kiên cố hóa. Cống Trung Lương sau 67 năm sử dụng được làm lại cống mới, tạo nguồn nước tưới xấp xỉ 10.000 ha và 180 trạm bơm của Thị xó Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc và tiêu tranh thủ 24.000 ha được thực hiện mau lẹ. Trong thời gian 3 tháng dự án thực hiện được khối lượng đất đào đắp gần 100.000 m3, bê tông 3.200m3 v,v… tạo nguồn nước tưới ngăn lũ, tiêu úng kịp thời.
Dự án khả thi của Ngân hàng thế giới (WB) sau 9 năm nghiên cứu cũng được thực hiện vào quý 4 năm 1999 với khối lượng:
+ Đất đào đắp: 2.964.671 m3
+ Đá xây lát: 161.833 m3
+ Bê tống các loại: 20.755 m3
+ Vốn: 200.765.788.000 VN đồng
Máy bơm, động cơ trạm bơm Linh Cảm, hệ thống điện được thay mới hoàn toàn để thực hiện nhiệm vụ tưới.
Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật Bộ nụng nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, diện tích tưới của công trình sẽ đạt: 14.600 ha trên 3 huyện, thị: Đức Thọ, Can Lộc, Hồng Lĩnh.
Năm 1998 và năm 1999 thực hiện nghị quyết của UBND tỉnh, nhiệm vụ của Công ty Linh Cảm lại tiếp tục được chia tách phân cấp cho huyện quản lý. Tách các công trình thuộc thị xã Hồng Lĩnh giao cho thị xã Hồng Lĩnh quản lý, thành lập Xí nghiệp thủy lợi Hồng Lĩnh. Tách 1 phần công trình thuộc huyện Can Lộc giao cho huyện Can Lộc quản lý và thành lập Xí nghiệp thủy lợi Can Lộc. Như vậy 1 lần nữa tính thống nhất của hệ thống lại bị chia cắt. Tuy vậy đây là thời kỳ đón nhận nhiều dự án sửa chữa, nâng cấp công trình máy móc được đại tu sửa chữa bằng nguồn vốn WB, diện tích tưới ngày càng được mở rộng. Với những thành tích đó, Công ty đó được Bộ Thủy lợi tặng Cờ luân lưu của Bộ, Tổng Công đoàn Việt Nam tặng Cờ Đơn vị khá nhất khu 4, nhiều bằng khen của Bộ, Tỉnh; đồng chí Giám đốc được Chủ tịch tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Sau khi hoàn thành dự án WB, công trình kênh mương được nâng cấp, hiệu quả kinh tế rừ rệt, giảm thời gian bơm tưới, diện tích tưới ngày mở rộng.
Năm 2008, Nhà nước thay đổi chính sách thủy lợi phí, miễn thủy lợi phí cho bà con nông dân, là điều kiện tốt để Công ty tổng điều tra về diện tích, khoanh vùng, lập bản đồ tưới cụ thể chính xác. Vì vậy diện tích tưới hàng năm ngày càng mở rộng, đúng diện tích thực tưới.
Thời kỳ này Cụng ty có điều kiện tu sửa công trình máy móc, đáp ứng được yêu cầu dịch vụ ngày càng cao hơn.
Do biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, năm 2010 là năm hạn lịch sử và năm lũ nội động lịch sử, mực nước Sông La cạn kiệt, mặn ở cống Trung Lương lên cao, nguồn nước cho bơm tưới rất khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Công ty đó tổ chức điều phối nước hợp lý, tổ chức tưới luân phiên chống chọi với nắng hạn. Đặc biệt trận lũ tháng 10 năm 2010 đó tràn bờ Kênh chính 0,8 ¸ 1m, gây xói lở 18 đoạn, trong điều kiện kinh phí khó khăn, thời gian ngắn khắc phục để phục vụ vụ Đông xuân. Công ty đó dồn hết mọi nguồn lực khắc phục hậu quả lũ lụt nhanh, đảm bảo phục vụ vụ Đông xuân.
Với hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh như hiện nay, để bảo vệ, phát huy tối đa năng lực tưới tiêu, thiết kế của cỏc cụng trỡnh thủy lợi, thì công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để công tác này ngày càng đi vào nề nếp, chuyên nghiệp và hiện đại, cần phải xác định và xây dựng mô hình quản lý khai thác công trình thống nhất, có tính hệ thống đối với tất cả các công trình thủy lợi trên địa bàn.
Thực hiện nội dung chỉ đạo của Chính phủ, tháng 9/2012 Tỉnh đó cú Quyết định hợp nhất 4 Công ty thủy lợi: Linh Cảm, Can lộc, Hồng Lam, Hương Sơn thành Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, sau thời gian chia tách hôm nay lại trở về mái nhà chung Linh Cảm.
Với địa bàn tưới cho 7 huyện, thị phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích tưới 50.329 ha, quản lý 28 trạm, 20 hồ chưa, 9 cống ngăn mặn, giữ ngọt, 5 đập dâng. Công ty tiếp tục phát huy vai trũ chỉ đạo trong quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi, đảm bảo phân phối nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xó hội trờn địa bàn, đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ theo hướng đa ngành nghề, khai thác hiệu quả các nguồn lực, tăng thu nhập và cải thiện đời sống CBCNV.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đó đạt được, chúng ta cũng cần nghiêm khắc rút ra những tồn tại và bài học kinh nghiệm để phát triển lên những tầm cao mới. Đó là:
1. Trong công tác QLTN người hưởng lợi cũng như CBCNV còn mang tính bao cấp.
2. Công tác quản lý công trình kênh mương chưa được mọi người quan tâm đúng mức, dùng nước còn lảng phí.
3. Các cấp các ngành liên quan chưa thực sự thực hiện đầy đủ những trách nhiệm đối với doanh nghiệp công ích mà Chính phủ quy định như Nghị định 51 CP của Chính phủ.
Để làm trũn nhiệm vụ của công tác quản lý thủy nông một ngành kinh tế - kỹ thuật, trước mắt cũng như lâu dài, đòi hỏi mỗi thành viên chúng ta bất cứ ở cương vị nào, hoàn cảnh nào cũng phải xác định cho mình một trách nhiệm, ý thức làm chủ tập thể, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chăm lo học tập để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ ra sức khắc phục những khuyết điểm, những biểu hiện tiêu cực.
Muốn tạo nên tiến bộ mới trong công tác quản lý thủy nông phải có sự đổi mới toàn diện về tổ chức, quản lý và xây dựng con người. Trước mắt cần tập trung làm tốt một số việc sau đây:
Một là: Phải làm tốt công tác tổ chức để đáp ứng yêu cầu mới hiện nay, chấn chỉnh sắp xếp lại sản xuất, tổ chức bộ máy phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế theo Thông tư số 06 của Bộ NN&PTNT.
Hai là: Thực sự đổi mới trong quản lý tưới, quản lý công trình, tiết kiệm nước là quốc sách, thực tế quản lý đổi mới quản lý kinh tế.
Ba là: Làm tốt công tác KHKT phát huy sáng kiến, áp dụng các tiến bộ khoa học phù hợp tình hình cụ thể của mình.
Bốn là: Mở rộng sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề khai thác hiệu quả các nguồn lực, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kỷ niệm 50 năm xây dựng, trưởng thành và đón nhận phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Công ty, chúng ta cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, Ban, Ngành, chính quyền địa phương các huyện, xó trong vựng hưởng lợi, trong suốt 50 năm qua sát cánh cùng với Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Chúng ta cảm ơn cán bộ, công nhân viên qua các thời kỳ, bộ đội, nhân dân đó cống hiến trớ tuệ sức lực và thậm chớ hy sinh cả máu xương để có một hệ thống thủy nông hoàn chỉnh như hiện nay.
Chúng ta kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ đến các liệt sỹ hy sinh trên công trình thủy lợi Linh Cảm, tưởng nhớ đến các bậc lãnh đạo, CBCNV những con người một đời gắn bó với hệ thống thủy lợi chúng ta nay đó vĩnh viễn xa rời, không về chung hưởng niềm vui hôm nay.
Chúng ta nguyện đoàn kết, thống nhất, chung sức, chung lòng, tiếp bước cha anh, tiếp bước truyền thống 50 năm, xây dựng Công ty ngày càng  phát triển bền vững, chuyên nghiệp và hiện đại hóa.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Dân tộc ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đó viết nên bao trang sử vẻ vang oanh liệt. Trong đó có lịch sử chống thiên tai của nhân dân ta rất vĩ đại: “Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty QLKTCTTL Linh Cảm đó được nhân dân trong cả tỉnh nói chung và vùng hưởng lợi nói riêng đánh giá là một chặng đường đấu tranh cải tạo thiên nhiên, chiến thắng thiên tai có hiệu quả lớn. Điều đó đó gúp phần vào sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn mà Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Nó làm sáng ngời chấn lý mà Lê-Nin đó từng dạy: “Thủy lợi là cần thiết hơn cả, chính nó là tái tạo đất nước, để phục hưng đất nước, chôn vùi quá khứ, củng cố bước quá độ lên CNXH”.
  Kính chúc quý vị đại biểu và các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc.
                                                                                 Xin cảm ơn!
         
 

Tác giả bài viết: Trần Quốc Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

 
HT HCM-Phai

Đăng nhập thành viên

Thông tin cần biết